Wednesday, January 11, 2012

Ghé Hội An thăm chén Khổng Tử ở nhà cổ Tấn Ký !

Nhà cổ Tấn Ký


Chén Khổng Tử Chiếc chén có một bí ẩn kỳ lạ chưa ai khám phá được:


Không thể rót đầy, hễ rót quá tám phần chén là nước tự khắc chảy hết ra


ngoài! Nhà cổ Tấn Ký (số 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, Quảng


Nam) thuộc gia tộc họ Lê (gốc Minh Hương – Trung Quốc) được xem là


ngôi nhà cổ nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam, với tuổi đời trên 200 năm.


Năm 1990, ngôi nhà cổ này được cấp bằng Di tích lịch sử - văn hoá quốc


gia, và được Hội An chọn là một trong những điểm đến quan trọng cho


du khách mỗi khi có dịp thăm Đô thị cổ - Di sản văn hoá thế giới. Đây


cũng là nơi từng lưu giữ hình ảnh của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính


khách nổi tiếng khi ghé thăm Hội An: Tổng Bí thư, Chủ tịch CHND Trung


Hoa Giang Trạch Dân, nữ Thủ tướng Đại công quốc Luxembourg Lydie


Polfer, Hoàng hậu Tây Ban Nha ... Giữa gian nhà cổ ấy, chiếc chén Khổng


Tử lặng lẽ nằm giữa những cổ vật khác trong chiếc tủ kính đặt giữa nhà.


Thật ưu ái lắm, nữ chủ Huỳnh Thị Tân Xuân (vợ ông Lê Dũng, cháu thế


hệ thứ 6, người hiện thay mặt tộc Lê cai quản ngôi nhà) mới mở tủ cho


chúng tôi trực tiếp xem chiếc chén. Chiếc chén bằng đất nung men trắng


trang trí hoa văn khá đơn giản, bề ngoài giống như mọi chiếc chén uống


trà vẫn gặp đâu đó ở nhà người Hoa tại Hội An. Điều khác biệt là nhô lên


từ giữa lòng chén là một tượng hình người nhỉnh hơn ngón tay cái, có lẽ


là tượng Khổng Tử ? Múc một ca nước trong, bà Xuân từ từ rót vào chiếc


chén, gần được tám phần thì ngừng lại. Tất cả vẫn bình thường. Nhưng


khi rót quá thêm một chút cho nước gần đầy vành chén, thì đột nhiên từ


đáy của chiếc chén, một dòng nước thẳng tắp chảy ra ngoài. Cái chén trở


nên trống rỗng chỉ sau ít giây. Lật chiếc chén lên thì thấy ở phần đế bên


ngoài có một lỗ nhỏ bằng đầu que diêm. Cái gây thắc mắc với những kẻ


vốn tò mò như chúng tôi, là nếu có một “cơ quan” (chữ trong truyện


chưởng của Kim Dung) nho nhỏ nào đó được gài trong lòng tượng Khổng


Tử có tác dụng như một cái van, thì tại sao nước khi rót đầy lại chảy tuột


hết ra ngoài chứ không dừng lại ở mức tám phần ? Thuyết minh về chiếc


chén Khổng Tử tại nhà Tấn Ký ghi lại câu chuyện thú vị: Thời gian 14


năm chu du, một hôm Khổng Tử đi qua một hoang mạc, vừa đói vừa khát


tưởng bỏ mạng thì gặp một ông lão. Ông dẫn đến một ao nước cạn và


cho một cái chén để Khổng Tử múc nước uống. Trong cơn khát, Khổng


Tử múc nước đầy chén nhưng khi đưa lên miệng thì không còn giọt nào.


Thì ra đáy chén có một cái lỗ và mỗi lần chén đựng đầy nước lại tự tháo


ra qua cái lỗ ấy. Khổng Tử tìm cách bịt lỗ ấy lại nhưng vẫn không được.


Sau nhiều lần như thế Khổng Tử hiểu muốn giữ được nước trong chén thì


không được múc đầy. Sau lần ấy, Khổng Tử hình thành thuyết (đạo)


Trung Dung, chủ trương con người cần phải biết kiềm chế hành vi và giữ


cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hoà, không thái quá, không bất cập và


sống ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để thành người quân tử. Cái chén


đã cứu Khổng Tử về sau được gọi là Chén Khổng Tử (The Cup of


Confucius) và trở thành một huyền thoại với nhiều kỳ bí. Năm 1937,


Theodore Tinsley viết truyện “Cái Chén của Khổng Tử” đăng trên tạp chí


The Shadow. Theo truyền thuyết, sau những trận chiến liên miên giữa


các nước, Chén Khổng Tử tưởng chừng đã bị phá huỷ sau trận hoả hoạn


ở Đền Ngọc (Jade Temple), nhưng thật ra đã được một vị tướng là Sun


Wang lấy được và bí mật bán cho một nhà triệu phú tên là Arnold Dixon.


Cái chén từ đó trải qua những thăng trầm của số phận, từ những cuộc


rượt đuổi, bắn giết, cháy nhà, đến rơi xuống vực sâu và chìm xuống biển


... Theo bà Tân Xuân, chén Khổng Tử tại nhà Tấn Ký là cái duy nhất có


mặt tại Việt Nam. Còn một cái thứ hai hiện đang ở Hy Lạp (?). Các môn


đệ đời sau của Khổng Tử đã làm ra nó để giúp người đời dễ hiểu và thực


hành thuyết của Ngài, và may mắn, trong số gia bảo của họ Lê từ hai


trăm năm nay để lại, có chiếc chén kỳ bí ấy. Có dịp nào đó ghé chơi Hội


An, mời bạn đến nhà cổ Tấn Ký thăm Chén Khổng Tử, để chứng kiến một


hiện vật lạ hiếm có. Và biết đâu thấm thía hơn một chút về lẽ ở đời.


( Trần Tuấn )


Cuối năm nói chút xíu về Chén Khổng Tử tại nhà cổ Tấn Ký :


Và Mình hiểu một điều rằng, ở đời tham quá thì thâm, nước múc đầy vì


tham thì sẽ không còn gì ....Lẽ đời đơn giản mà thấm như nước ...

3 comments:

  1. thuong oi lan sau viet chu to hcut nhen em nho qua kho coi nhit nhit nhu kien chay a hiii....

    ReplyDelete
  2. Thiet ha Chi? Chac do em post tu Facebook qua, de Em chinh lai cho Chi doc nhe.Hoac chi co the Ctrl + & Enter de cho no to ra ,hic.

    ReplyDelete