Monday, April 26, 2010
Sunday, April 25, 2010
Saturday, April 24, 2010
Friday, April 23, 2010
Thursday, April 22, 2010
Wednesday, April 21, 2010
Tuesday, April 20, 2010
My heart, my soul...
Không có gì để nói, vì có quá nhiều để nói.hihi.
Cục vàng của Mẹ Cún đấy.
Ảnh chụp hôm qua, lúc gần đi ngủ mà Kevin không chịu đi ngủ. Con ốm suốt tháng qua, Mẹ mệt mỏi vì thương con.Nhìn con gầy, nhưng vẫn nghịch như thần.Chỉ khi ho mới thấy thiệt là tội nghiệp.
Cục vàng của Mẹ Cún đấy.
Ảnh chụp hôm qua, lúc gần đi ngủ mà Kevin không chịu đi ngủ. Con ốm suốt tháng qua, Mẹ mệt mỏi vì thương con.Nhìn con gầy, nhưng vẫn nghịch như thần.Chỉ khi ho mới thấy thiệt là tội nghiệp.
Monday, April 19, 2010
Phần mình cũng thấy nếu để đọc sách thì một cái Nook sẽ ổn hơn là đọc trên Ipad.Mình vẫn thích cầm cuốn sách để đọc hơn thay vì nhìn chằm chằm vào màn hình và bất tiện hơn là ebooks không phải là quá nhiều để download.Thích bài báo này vì nó nói đúng thực trạng . http://sohoa.vnexpress.net/SH/Phan-mem/2010/04/3B9B2193/
Sunday, April 18, 2010
Saturday, April 17, 2010
Friday, April 16, 2010
Thursday, April 15, 2010
Một ngày như mọi ngày!
Sáng mở mắt lần thứ nhất lúc 4h sáng, vì Kevin trở mình rên rỉ như một Ông già .Mẹ lại nướng thêm đến 6h sáng, mặc chuông reo đến giờ đi làm rồi vẫn cứ nướng, cháy khét lẹt lúc 6h30, ba chân bốn cẳng phi dậy đánh răng súc miệng, tắm rửa , trang điểm rồi là quần áo .Đúng 7h kém 10 phi lên công ty.
7h đúng có mặt ở công ty , sau đó lười biếng mở máy tính lên, việc đầu tiên check mail, facebook, yahoo offline, rồi tắt đi ( thực ra vẫn để invisible) và làm việc. Cũng là mọi việc như mọi ngày luôn.Chẳng biết có chán không nữa, nhưng thi thoảng thì thấy mình hơi điên khùng một chút vì bức bối.
Buổi sáng của Mình thường là một cốc sữa hoặc một cốc cafe sữa hoặc có khi thêm ổ bánh mì hoặc bánh qui mà thôi.Thứ nhất là Huế mưa nắng thất thường, nắng thì gặm bánh mì mà mưa thì thôi ăn đỡ bánh qui uống sữa, mà mưa thì mưa thê lương, mà nắng thì nắng kinh dị . ( Được mỗi hôm nay oi bức, không nắng to nhưng mà thực là khó chịu, chỉ muốn cãi lộn, hehe).
Trưa 11h30 phi về nhà ăn cơm. Thường thì chỉ ăn đúng mỗi bát cơm bé , còn lại là rau, canh, trái cây, mùa này sầu riêng đang ngon nên hầu như trưa nào cũng xơi 1kg hoặc nửa kg thay cho cơm.Nghe nói ăn cái này béo lắm đấy.Nhưng sự thật thì chưa có ai chết vì béo và chưa có ai béo vì ăn sầu riêng, mà chỉ có thèm vì không được ăn mà thôi.
Dọn dẹp, lau chùi nhà bếp, bàn ăn, rửa bát thì 1h10 phút bắt đầu di chuyển lên công ty cho giờ làm việc buổi chiều. Những gì còn tồn đọng lại buổi sáng thì sẽ làm cho xong, nhưng thường là việc được đưa thêm chứ chẳng bớt đi bao giờ.Lâu lắm rồi Mình cũng không có cốc cafe nào buổi chiều nữa chứ.
Chiều 5h về đến nhà, 5h30 ra đến hồ bơi,lịch này là mới toanh luôn, vì thèm vùng vẫy quá, mà theo lệnh Bác sĩ thì Em chưa được bơi, mới được Bác sĩ cho bơi tầm 1 tuần nay thế là bắt đầu được 2 hôm, và cảm thấy tinh thần vơi đi ít nhiều. Còn các tuần khác, hầu như chỉ đạp xe đạp tại nhà hoặc chạy bộ tầm 5km mà thôi. Chạy ít, đi bộ nhanh thì nhiều.Nhưng không có môn nào tốt như bơi lội.Mình chỉ đi bơi lúc 5h30 và chạy bộ sau bữa tối tầm 8h trở lên, chứ không tập thể dục trước bữa tối, vì như thế lại muốn ăn nhiều hơn .
Bữa cơm tối thường thì cho Kevin ăn xong, Mình sẽ ăn vội cái gì đó cho xong bữa, lại thêm cốc sữa tươi không đường và đi ngủ.
Kevin là chúa thức khuya, đêm nào con cũng lân la chơi từ chỗ này qua chỗ khác, kéo hết người này đến người khác để chơi chứ không cho ai ngồi yên hoặc nằm yên cả. Con mà leo lên giường thì tầm trên 30 phút con mới ngủ .Vì vậy Mẹ cả ngày mệt đứ đừ, leo lên giường đã muốn zíp hết mắt lại, mà con vẫn cứ ngắt, cứ nhéo cứ chơi, cuối cùng Mẹ chập chờn. Khi con đã ngủ say thì Mẹ lại trở thành đứa mất ngủ .Vật vạ mãi đến sau 12h mới chính thức được ngủ .Vậy mà 2 tuần nay con ốm, một đêm Mẹ chỉ được ngủ đúng 3, 4 tiếng và làm nguyên một ngày .Thực sự tinh thần vừa mệt mỏi,cơ thể vừa suy nhược. Từ tuần này con đã đỡ nhiều rồi thì Mẹ sẽ được ngủ ngon nhỉ?
Lâu lâu nhìn lại một ngày của Mình cũng thấy khủng khiếp vì thiếu ngủ. Nhưng mà sau này kiểu gì cũng còn nhiều thời gian để ngủ nhỉ :) . Giờ chỉ ngủ cho da đẹp và cơ thể được phục hồi thôi. Chứ chưa cần ngủ quá nhiều để mụ mị đầu óc.
Ước gì thời tiết dễ chịu để Mình đỡ thấy Mình dở hơi như hôm nay.hé hé...
Yêu lắm những lúc hâm đơ như thế này .hờ hờ.
7h đúng có mặt ở công ty , sau đó lười biếng mở máy tính lên, việc đầu tiên check mail, facebook, yahoo offline, rồi tắt đi ( thực ra vẫn để invisible) và làm việc. Cũng là mọi việc như mọi ngày luôn.Chẳng biết có chán không nữa, nhưng thi thoảng thì thấy mình hơi điên khùng một chút vì bức bối.
Buổi sáng của Mình thường là một cốc sữa hoặc một cốc cafe sữa hoặc có khi thêm ổ bánh mì hoặc bánh qui mà thôi.Thứ nhất là Huế mưa nắng thất thường, nắng thì gặm bánh mì mà mưa thì thôi ăn đỡ bánh qui uống sữa, mà mưa thì mưa thê lương, mà nắng thì nắng kinh dị . ( Được mỗi hôm nay oi bức, không nắng to nhưng mà thực là khó chịu, chỉ muốn cãi lộn, hehe).
Trưa 11h30 phi về nhà ăn cơm. Thường thì chỉ ăn đúng mỗi bát cơm bé , còn lại là rau, canh, trái cây, mùa này sầu riêng đang ngon nên hầu như trưa nào cũng xơi 1kg hoặc nửa kg thay cho cơm.Nghe nói ăn cái này béo lắm đấy.Nhưng sự thật thì chưa có ai chết vì béo và chưa có ai béo vì ăn sầu riêng, mà chỉ có thèm vì không được ăn mà thôi.
Dọn dẹp, lau chùi nhà bếp, bàn ăn, rửa bát thì 1h10 phút bắt đầu di chuyển lên công ty cho giờ làm việc buổi chiều. Những gì còn tồn đọng lại buổi sáng thì sẽ làm cho xong, nhưng thường là việc được đưa thêm chứ chẳng bớt đi bao giờ.Lâu lắm rồi Mình cũng không có cốc cafe nào buổi chiều nữa chứ.
Chiều 5h về đến nhà, 5h30 ra đến hồ bơi,lịch này là mới toanh luôn, vì thèm vùng vẫy quá, mà theo lệnh Bác sĩ thì Em chưa được bơi, mới được Bác sĩ cho bơi tầm 1 tuần nay thế là bắt đầu được 2 hôm, và cảm thấy tinh thần vơi đi ít nhiều. Còn các tuần khác, hầu như chỉ đạp xe đạp tại nhà hoặc chạy bộ tầm 5km mà thôi. Chạy ít, đi bộ nhanh thì nhiều.Nhưng không có môn nào tốt như bơi lội.Mình chỉ đi bơi lúc 5h30 và chạy bộ sau bữa tối tầm 8h trở lên, chứ không tập thể dục trước bữa tối, vì như thế lại muốn ăn nhiều hơn .
Bữa cơm tối thường thì cho Kevin ăn xong, Mình sẽ ăn vội cái gì đó cho xong bữa, lại thêm cốc sữa tươi không đường và đi ngủ.
Kevin là chúa thức khuya, đêm nào con cũng lân la chơi từ chỗ này qua chỗ khác, kéo hết người này đến người khác để chơi chứ không cho ai ngồi yên hoặc nằm yên cả. Con mà leo lên giường thì tầm trên 30 phút con mới ngủ .Vì vậy Mẹ cả ngày mệt đứ đừ, leo lên giường đã muốn zíp hết mắt lại, mà con vẫn cứ ngắt, cứ nhéo cứ chơi, cuối cùng Mẹ chập chờn. Khi con đã ngủ say thì Mẹ lại trở thành đứa mất ngủ .Vật vạ mãi đến sau 12h mới chính thức được ngủ .Vậy mà 2 tuần nay con ốm, một đêm Mẹ chỉ được ngủ đúng 3, 4 tiếng và làm nguyên một ngày .Thực sự tinh thần vừa mệt mỏi,cơ thể vừa suy nhược. Từ tuần này con đã đỡ nhiều rồi thì Mẹ sẽ được ngủ ngon nhỉ?
Lâu lâu nhìn lại một ngày của Mình cũng thấy khủng khiếp vì thiếu ngủ. Nhưng mà sau này kiểu gì cũng còn nhiều thời gian để ngủ nhỉ :) . Giờ chỉ ngủ cho da đẹp và cơ thể được phục hồi thôi. Chứ chưa cần ngủ quá nhiều để mụ mị đầu óc.
Ước gì thời tiết dễ chịu để Mình đỡ thấy Mình dở hơi như hôm nay.hé hé...
Yêu lắm những lúc hâm đơ như thế này .hờ hờ.
Wednesday, April 14, 2010
Monday, April 12, 2010
Sunday, April 11, 2010
Saturday, April 10, 2010
Những giấc mơ của Người đeo nhẫn ( Dương Thụy )
"Tìm thấy bóng dáng của Mình trong câu chuyện, là những dự định, những ước mơ, những ấp ủ, và đôi khi cả là sự nổi loạn nữa.Nhưng mãi mãi chỉ là giấc mơ nếu Mình không dám dứt bỏ sự ổn định đến chán ngắt, sự gò bó đến nghẹt thở với cuộc sống tưởng như là bình yên.
Dương Thụy là tác giả nữ Việt Nam trong số 2 tác giả mà Tôi luôn phải tìm để đọc.Luôn yêu mến cách viết của Chị từ thuở Tôi mới 16 tuổi, còn đọc báo Hoa Học Trò.Và vẫn luôn theo dõi, ngấu nghiến từng chút một trong văn của Chị.Thực tế nhưng không kém lãng mạn. Hồn nhiên nhưng không lý thuyết quá cuộc sống. Đó là Dương Thụy. "
----------------------------------------------------------------------------------------
Buổi sáng đến, ồn ào từ ngoài phố lẫn trong chính căn nhà của Thư. Đứa con gái hai tuổi rưỡi sau tiếng đồng hồ báo thức tự động ngồi dậy. Nó được mẹ huấn luyện theo kiểu Tây, không lôi thôi, không khóc lóc.
Con bé đánh răng, đi vệ sinh một mình rồi được mẹ thay đồ chỉnh tề ngồi vào bàn chuẩn bị ăn sáng. Thư thường chỉ uống vội ly sữa, cô tận dụng thời gian lúc chồng con ăn sáng để trang điểm.
Cuối cùng thì vẫn chỉ là giấc mơ thôi. Người phụ nữ “tay đeo nhẫn” ước ao được sống là mình, ước ao một hạnh phúc gia đình như mình nghĩ, đã được tác giả cho theo một khóa học miễn phí tận trời Anh để biến giấc mơ thành hiện thực, nhưng cái thực đó chỉ càng để khắc khoải thêm những cơn mơ khi trở về nhà.
Chuyện về những phụ nữ thời này giằng xé lựa chọn giữa bổn phận và tình yêu, giữa lối sống hiện đại và nếp sống truyền thống đã là một môtip quen thuộc trong văn chương ta gần đây.
Dương Thụy, tác giả đoạt giải ba cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi hai mươi lần III (tập truyện Hành trình của những người trẻ), góp thêm một nhịp rung cho cơn phập phồng dự cảm và khao khát của những trái tim đàn bà nửa muốn cam phận nửa muốn quẫy lộn bằng một lối viết điềm tĩnh có sự dồn nén. Vẻ như tác giả còn có phần lý trí hơn nhân vật của mình nữa. Giữa
“heroine” (anh thư, nữ anh hùng) và “heroin” (ma túy), nhân vật đã chiều theo tác giả sống đúng tên mình. Như thế là đúng đời hơn chăng? Nhưng những giấc mơ thì vẫn còn đó. Và câu chuyện không phải là giấc mơ.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Thư đến sở làm đúng tám giờ, ngồi vào bàn bắt đầu check những email đầu tiên. Trông cô thật chuyên nghiệp với bộ váy văn phòng cắt may thật khéo, dáng đi uyển chuyển năng động và thái độ tự tin trong các cuộc họp. Giờ nghỉ trưa, mọi người vẫn thấy Thư ngồi thật tập trung trước máy tính. Đảm nhận vị trí cố vấn pháp luật trong một công ty đa quốc gia, cô thường về đúng năm giờ rưỡi, mặc kệ những manager khác đang còn bận rộn ngồi lại và sẽ tắt máy lúc hơn bảy giờ.
Nhân viên dưới quyền thường kháo nhau Thư rất tham vọng và sẽ còn tiến xa hơn nữa. Ông sếp nước ngoài vốn khó hiểu cũng đôi lần tiết lộ: “Cô ấy có tương lai rất xán lạn”. Mọi người đều tin Thư sẽ là một ứng cử viên nặng ký cho những cơ hội thăng tiến nay mai. Cô thuộc dạng sẽ vượt qua được hết những thử thách khó khăn. Nhưng chỉ có Thư mới biết cô đang đối mặt với những thử thách gì.
Buổi tối, giấc mơ của Thư lại trở về. Thư tỉnh giấc, chồng cô đang trong giấc ngủ mỏi mệt. Cô ước gì anh có thể chia sẻ với mình cảm giác choáng ngợp từ giấc mơ mang lại. Nhưng chồng cô trông bệ rạc quá, mắt nhắm nghiền, thở từng nhịp dài, thân hình thõng ra bất động. Anh đã làm việc căng thẳng từ sáng sớm đến tối mịt nên khi đặt lưng xuống anh không muốn ai quấy rầy, kể cả những giấc mơ. Thư đã rất kinh ngạc khi biết rằng anh hầu như không bao giờ nằm mơ.
Ngày cô quyết định lập gia đình, một nửa bạn bè tiếc nuối, một nửa đồng tình, chép miệng: “Thì cũng phải đến lúc bỏ cuộc chơi...”. Thư cười, cố pha trò một câu: “Cũng đành nhắm mắt dang chân!”. Cô biết mình có thể vượt qua những cuộc thi quyết liệt tuyển nhân viên cấp cao của các công ty chỉ với một câu: “Tôi không ngại thử thách!”.
Thế nhưng cô không vượt nổi áp lực xã hội và những chuẩn mực đã được những con người không nắm giữ cuộc đời cô lập ra. Cô không dám “vượt khỏi vòng lễ giáo” và phải “yêu chay” biết bao những chàng trai tuyệt vời. Cô không dám làm một phụ nữ độc thân khi tuổi đã tròm trèm ba mươi mà phải chọn cho mình một người chồng trên mức trung bình theo chuẩn của xã hội Việt Nam. Cô không dám nói “không!” khi gia đình chồng mong muốn có cháu ngay sau ngày cưới. Và giờ đây cô không dám tỏ thái độ khi mẹ chồng “khủng bố” mỗi ngày về một đứa cháu trai phải được sinh vào năm sau.
+ + +
Ngay hôm đầu tiên đến Cambridge, Thư nôn nóng đi bộ ra trung tâm dạo một vòng tham quan thành phố. Chiều chủ nhật thật yên tĩnh, những ngôi trường vắng lặng vươn cao những ngọn tháp đẹp kiêu hãnh. Bóng dáng bọn sinh viên trẻ trung lượn lờ trong những con phố hẹp được lát đá công phu. Thư thuê xuồng, dạo trên dòng sông Cam êm đềm chảy vắt qua những college (1) cổ xưa.
Giọng người chèo xuồng ấm áp sau lưng: “Đây là Queen college, Saint Catherine college, King"s college, Trinity college, Saint John"s college...”. Cô lặng người ngắm thiên nhiên đang vào xuân, cỏ cây đổi sang màu xanh tràn đầy sức sống, hoa mọc khắp nơi rực rỡ muôn màu, trời trong lành man mác lạnh. Cambridge nên thơ và dịu dàng quá với sắc màu thiên nhiên hiền hòa mà sang trọng hiếm có, với những ngôi trường tồn tại đã mấy trăm năm, sừng sững như những tòa lâu đài quyền quí.
Dù đã đi qua nhiều thành phố châu Âu, Cambridge vẫn đang làm Thư xúc động đến nghẹn thở. Cô thấy mình may mắn biết bao nhiêu. Thật xứng đáng với tất cả công sức Thư đã bỏ ra để thực hiện giấc mơ hằng đêm luôn ám ảnh cô. Thư đã truy tìm trên Internet trong suốt thời gian đồng nghiệp ngủ trưa cả năm nay để có được khóa học miễn phí này. Rồi quá trình thuyết phục sếp cho vắng mặt ba tháng trong công ty cũng thật căng thẳng. Và cuối cùng là một cuộc “cách mạng lớn” với gia đình chồng để họ cho phép Thư đem con gái về bên ngoại chăm sóc và “tạm hoãn” chuyện có tiếp một đứa con trai nối dõi tông đường.
- Lần đầu cô đến Cambridge phải không? - Người chèo xuồng cất giọng hỏi - Cô đi du lịch hay đến đây học?
- Cả hai!
Thư ngoái đầu lại nhìn, giờ cô mới nhận ra người chèo xuồng trông còn rất trẻ với khuôn mặt thư sinh rất khôi ngô. Anh cười với Thư thân thiện, tự giới thiệu mình tên Tom.
- Giống con mèo Tom trong Tom và Jerry phải không? - Thư bật cười - Con gái tôi rất mê mèo Tom, nó nói chuột Jerry tuy thông minh nhưng ác!
- Cô có con rồi sao? - Tom sửng sốt - Trông cô trẻ quá!
- Cảm ơn! - Thư thấy thật phấn chấn - Anh đoán tôi bao nhiêu?
- Cô giống sinh viên - Tom lúng túng - Tôi không đoán nổi đâu, thường người châu Á trông trẻ lắm...
Lúc Thư lên bờ và nói tạm biệt với Tom, cô cho biết mình tên Anh Thư, tức là “nữ anh hùng”. Nếu không nhớ được tên cô, anh chỉ cần gọi “Heroine” (2). Tom cười: “Chúng ta sẽ còn gặp nhau sao?”. Thư gật đầu: “Tôi nghĩ như vậy!”. Cô đi bộ về nhà trọ, bà chủ nhà gốc Ấn Độ đang chờ cô cùng ăn tối.
+ + +
Thư bật đèn ngồi dậy nhìn ra bầu trời đêm. Chồng cô giờ này chắc đang bận rộn ở công ty. Những ngày đầu cưới nhau, dẫu là một cuộc hôn nhân có lý trí can thiệp Thư vẫn biết mình yêu và kính trọng anh thật nhiều. Nhưng cô không ngờ người đàn ông tưởng rất mạnh mẽ như cây tùng cây bách cho cô dựa ấy lại không chịu nổi áp lực từ gia đình mình, họ dè bỉu anh chiều vợ thái quá sẽ làm cô “hư”, chê anh “yếu” không đủ sức áp chế vợ, lên án anh bất hiếu không đòi vợ có nghĩa vụ sinh một đứa con trai.
Cô thất vọng biết bao những khi đuối lý anh chỉ biết ngụy biện: “Dù sao, anh cũng là chồng! Dù sao, đó cũng là mẹ chồng của em. Dù sao, em vẫn đang sống ở Việt Nam...”. Chồng cô đã trốn chạy những khi Thư nhắc lại trước lúc cưới nhau anh luôn hứa sẽ không để cuộc sống bận rộn của gia đình làm cản bước tiến nghề nghiệp. Anh đã cho cô niềm tin mình sẽ được ủng hộ nếu muốn tiếp tục vươn lên.
“Nếu xã hội luôn tạo cơ hội cho người chồng được thăng tiến - Thư cáu - không có lý gì để người vợ chịu thiệt thòi trên con đường sự nghiệp”. Chồng cô ngày càng lao vào công việc, anh trốn tránh những cuộc tranh luận đòi hỏi “quyền bình đẳng thật sự” của vợ. Và Thư chán nản nhận ra anh cũng tránh luôn những giờ phút đầu ấp tay gối. Họ dần xa nhau...
+ + +
Mỗi ngày bà Asuri làm cho Thư một suất ăn sáng theo kiểu Anh gồm xúc xích chiên, trứng ốpla, một lát thịt nguội, một trái cà chua, dăm tai nấm xào và một muỗng lớn đậu trắng. Cô cố gắng ăn thêm hai lát bánh mì nướng và uống một ly trà sữa rồi thong thả đi bộ từ nhà đến trường, băng qua những con phố hẹp, những ngôi nhà nhỏ xinh, một công viên đang mùa hoa nở vào đầu xuân và những ngôi trường cổ kính hàng thế kỷ.
Thư luôn thấy hạnh phúc được bách bộ trong tiết trời dễ chịu, kể cả nếu có phải che dù dưới cơn mưa xuân nhẹ nhàng. Buổi trưa cô không ăn gì vì bữa English breakfast của bà Asuri vẫn còn đầy trong bao tử. Tối về Thư lại ăn cùng bà, thường là một chén xúp nóng và các món cá nấu với rau củ. Asuri kể lể những bất công trong xã hội Ấn Độ còn Thư lên án thân phận thua thiệt của phụ nữ Việt Nam.
Ăn xong bà Asuri phải dọn dẹp còn Thư đủng đỉnh lên phòng mình, bật tivi xem đủ thứ kênh rồi mở tiểu thuyết ra đọc trước khi chìm vào giấc ngủ thoải mái. Quả là một giai đoạn đẹp trong cuộc đời: không công việc, không phục vụ chồng con và cả không áp lực từ gia đình chồng. Khóa học không có gì thử thách, những buổi thảo luận nhẹ nhàng, các giáo viên nhiệt tình và bạn bè đều là dân luật, thân thiện đến từ khắp nơi.
Một buổi trưa không có giờ học, đang rảo bước trong hành lang vắng lặng của viện bảo tàng, ai đó hét to: “Ma túy! Ma túy!” (2) làm Thư chột dạ. Cô bỏ đi thật nhanh ra lối cổng chính nhưng có tiếng chân người đuổi theo rầm rập xuống cầu thang gỗ. Thư kinh sợ bỏ chạy nhưng không đủ nhanh để thoát khỏi một dáng người vội vã chụp vai cô lại.
- Xin chào! Tôi nè! Làm gì chạy dữ vậy? Không phải cô tên Heroin sao?
- Anh...? - Thư chợt nhận ra “anh lái đò” trên dòng sông Cam - Tom! Hôm nay không làm việc hả?
- Có chứ! - Tom vui vẻ vì đã được nhận ra - Tôi làm việc ở đây!
- Ở viện bảo tàng sinh vật? - Thư nhíu mày - Không chèo xuồng chở khách du lịch sao?
- À! - Tom bật cười - Đó chỉ là việc bán thời gian kiếm thêm chút đỉnh. Công việc chính của tôi là nghiên cứu... bướm.
Thư còn đang ngơ ngác Tom đã kéo tay cô đến bên quầy trưng bày những con bướm đủ kiểu. Anh nói thiên nhiên đã ưu đãi cho giống côn trùng này thật nhiều đặc ân, đến mức con người phải ganh tị vì bộ cánh loài bướm thật phong phú đến diệu kỳ. Tom khoe thêm: “Tôi đang làm nghiên cứu sinh về bướm!”. Thư kinh ngạc: “Có nghĩa anh sẽ là tiến sĩ... bướm của Đại học Cambridge?”. Tom gật đầu tự hào còn Thư đang ôm bụng cố nén không bật lên cười một cách vô duyên.
Tối đó cô có cớ ra khỏi nhà sau một tuần ở Cambridge đi ngủ sớm. Bà Asuri thấy Thư diện áo váy lộng lẫy, thắc mắc cô đi chơi với ai. Thư lắc đầu không đáp, làm ra vẻ bí mật. Trong đời cô chưa bao giờ được tiếp cận với một nhà côn trùng học, một người bỏ thời giờ và công sức của mình chỉ để cả đời say mê về những con vật bé tí.
Nhưng buổi tối hôm đó Tom không nhắc gì đến những con bướm, anh kể mình người Hà Lan, sang Anh theo học bổng của chính phủ nước này được một năm rồi. Tom vui tính và hồn nhiên với những câu chuyện cười kiểu Mr.Bean, có phần nhạt nhẽo so với một người luôn tự hào mình có lối suy nghĩ chiến lược như Thư. Tuy nhiên cô cũng bật cười hưởng ứng chàng trai dễ thương.
Đến lần hẹn thứ ba trong một câu lạc bộ sinh viên, Tom tự nhiên chào: “Hello, darling!” (3) khi vừa gặp Thư. Bà Asuri cũng hay gọi cô là “my darling” nên cô tự trấn tĩnh, nghĩ không có gì ầm ĩ chừng nào “tiến sĩ bướm” chưa gọi cô là “my love”.
Thế nhưng ngay tối đó, khi mở cửa cho Thư về lúc đã muộn, Asuri nhắc nhở: “Lần sau nhớ lấy theo chìa khóa nhé, my love!”. Thư vô cùng bối rối, cô nhận ra bên Anh người ta gọi nhau loạn xạ bằng những từ âu yếm mà không nhất thiết phải yêu đương gì. Đã thế, cô không có gì phải dè chừng Tom, cứ để anh thoải mái. Nhưng Thư biết thật ra chính cô mới đang thoải mái. Cô thích vẻ hồn nhiên của chàng trai, nụ cười trẻ thơ trên đôi môi duyên dáng hay làm cô thở dài và ánh mắt tinh nghịch của Tom cứ ám ảnh Thư.
Anh nhiệt tình đưa cô đi chơi khắp nơi, sang Oxford, ghé Stonehence, đến London vào những ngày cuối tuần. Thỉnh thoảng Tom mời Thư về căn hộ nhỏ nấu nướng những món Hà Lan và cô trổ tài đãi anh những món Việt. Thư “enjoy” những thời điểm bên Tom đầy phấn khích. Ngoài anh ra cô không giao du với các bạn học cùng khóa dù họ chung nghề nghiệp và cùng một lối “suy nghĩ chiến lược” của dân luật.
- Tom! Thử nghiêm túc một chút nhé! - Thư dò hỏi - Anh tính cả đời đi theo mấy con bướm đủ màu như vậy hoài sao? Rồi anh sống bằng gì? Làm “lái đò” kiếm chút bạc cắc hay làm bồi phục vụ trong những quán bar? Không vợ con gì sao?
- Không phải chính em đang cố thoát ra cuộc sống tẻ nhạt của một người có gia đình để tìm về với giấc mơ được tiếp tục học hỏi, được theo đuổi những gì mình đam mê trong một cuộc sống ung dung tự tại sao?
- Nhưng... - Lần đầu tiên Thư nhận ra Tom không hề hồn nhiên như cô tưởng - Em cũng chỉ cố thoát ra cuộc sống tự do trong một khoảng thời gian ngắn, rồi sẽ phải quay về với những nghĩa vụ của mình. Như vậy an toàn hơn, bền vững hơn...
- Em sống cho hạnh phúc của riêng mình hay của những người khác cảm nhận giùm mình? - Tom nghiêm túc hỏi - Nếu chỉ có nghĩa vụ, em còn hạnh phúc không? Và nếu đã không hạnh phúc thì an toàn và bền vững để làm gì?
- Tom - Thư tuyệt vọng kêu lên - Đừng cực đoan quá chứ! Em cũng muốn được “ung dung tự tại” như anh, nhưng...
- Em không can đảm tí nào, darling! - Tom nhìn Thư buồn bã - Vậy sao tên “nữ anh hùng”? Tôi thích em là “ma túy” hơn, em có khả năng làm cho người ta nghiện đó!
Thư nghiêm mặt: “Đừng, Tom!” nhưng anh đã ôm lấy vai Thư và dịu dàng đặt vào môi cô một nụ hôn đắm đuối. Thư không đủ can đảm như Tom vừa nhận xét, cô không thể đẩy anh ra và kinh ngạc nhận ra chính Tom mới là “ma túy” làm cô không dứt nổi. Gần ba tháng qua, dù cận kề bên nhau và có những thời điểm thân mật đủ để Tom vượt qua ranh giới của một tình bạn, anh đã cố không làm một người “tay đeo nhẫn” như Thư phải bối rối. Nhưng rồi chuyện gì đến đã không thể không đến...
+ + +
Bà Asuri nhìn Thư không nuốt nổi buổi ăn sáng theo kiểu Anh. Cô càu nhàu thức ăn nhiều quá rồi bực bội uống ly trà sữa chưa kịp nguội đến mức phải buông cái tách vỡ vụn trên sàn nhà. Thư im lặng ôm lấy miệng. Môi cô bỏng rát và nước mắt ràn rụa. Bà Asuri vẫn không ngừng quan sát cô. Bà lặng lẽ cúi xuống gom những mảnh sứ mong manh lại.
“Nhanh thật, mới đây mà em sắp phải rời Cambridge rồi - cuối cùng Asuri cũng lên tiếng - Hẳn con tim em đang tan vỡ như cái tách này?”. Thư ngạc nhiên nhìn bà chủ nhà, chưa bao giờ bà nói chuyện theo kiểu trừu tượng như vậy. Cô đính chính: “Chỉ rạn vỡ thôi!”. Asuri mỉm cười: “Tiếng Anh của em chuẩn xác quá! Tôi vẫn thường hâm mộ em, darling!”. Thư bắt đầu mất bình tĩnh, cô hỏi thẳng: “Ý bà là gì?”. Asuri lại cười, một nụ cười rất “thiền” của người đàn bà trung niên gốc Ấn.
Bà chậm rãi nói như thể tiếng Anh không lưu loát lắm: “Tôi hâm mộ người biết biến giấc mơ thành hiện thực như em, darling. Còn tôi, em thấy rồi đó, tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt trong căn nhà cho thuê này, từ việc nấu buổi sáng, dọn phòng, chùi cầu tiêu cho đến thức khuya mở cửa cho khách. Chồng tôi chẳng mó tay vào việc gì.
Ở Anh mấy tháng qua em có thấy những người đàn bà Trung Á mặc áo choàng đen che kín từ đỉnh đầu đến gót chân, những phụ nữ châu Phi luôn gằm mặt đi sau lưng chồng, những cô gái Trung Hoa chỉ có thể kết hôn với người cùng chủng tộc? Dù sống ở một đất nước tự do luôn đề cao nữ quyền, chúng tôi đã không thoát được xiềng xích vô hình của những lề thói trói buộc phụ nữ.
Có những phụ nữ bị ngược đãi, bị bạo hành, thậm chí bị giết chết. Luật pháp Anh che chở cho chúng tôi, nhưng chính bản thân chúng tôi không đủ sức bảo vệ cho chính mình. Chúng tôi cũng có những giấc mơ, rồi thất vọng với hiện thực và cuối cùng là không mơ mộng gì nữa. Mỗi đêm tôi ngồi thiền hai tiếng để đầu óc được trống rỗng, để đừng mơ và đừng dằn vặt vì những giấc mơ của mình!”.
Thư ngồi im lắng nghe, cuối cùng cô đứng lên chuẩn bị đi học buổi cuối. Thư yêu biết bao nhiêu đoạn đường này, những con phố hẹp, những ngôi nhà nhỏ xinh, một công viên đầy hoa và những ngôi trường cổ kính hàng thế kỷ. Cô sẽ nhớ Cambridge, nhớ những chiếc xuồng trôi lững lờ trên sông Cam và nhớ người con trai có nụ cười trẻ thơ dám sống đời ung dung tự tại.
Tom đưa Thư ra phi trường Heathrow, lúc nắm tay nhau lần cuối nói lời tạm biệt, anh tặng cô chiếc hộp vuông đựng những con bướm nhỏ xinh nằm ngoan ngoãn. “Quà cho con gái, nói của mèo Tom tặng! - Tom cười tinh nghịch - Và cố làm sao cho nó có ngày được vào Đại học Cambridge!”.
Thư bất ngờ, cô chưa kịp cảm ơn, Tom đã vội vã nói tiếp: “Mẹ tôi rất đẹp, thông minh và năng động. Ngày trước bà cũng có nhiều giấc mơ... Không có mẹ, tôi đã không thể thực hiện trọn vẹn niềm đam mê của mình!”. Thư im lặng lắng nghe, và anh tiếp tục thổ lộ: “Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã thấy em thật giống mẹ tôi hồi trẻ!”. Thư lặng người, cô để Tom cúi xuống hôn nhanh lên môi mình, thì thầm: “Hãy cho con gái thật nhiều ước mơ, và cả em nữa, darling!”.
+ + +
Thư vẫn thường có những giấc mơ, những buổi trưa không ngủ lang thang trên mạng, những niềm vui bên đứa con gái nhỏ xinh và người chồng trầm tĩnh. Cả nhà đi chơi thật nhiều để tận hưởng những giờ phút thư giãn, thoát khỏi những ràng buộc vô hình để can đảm sống cho chính mình. Thỉnh thoảng cô mơ thấy những con bướm đủ màu bay chấp chới trên dòng sông Cam, rồi nhẹ nhàng đậu lên ngọn tháp đẹp kiêu hãnh của ngôi trường cổ kính hàng thế kỷ. Đâu đó trong làn sương mù Cambridge buổi sớm mai, vọng lại tiếng ai gọi “Heroine” âu yếm, thật gần...
Truyện ngắn của DƯƠNG THỤY
"Cuối cùng thì vẫn chỉ là giấc mơ thôi. Người phụ nữ “tay đeo nhẫn” ước ao được sống là mình, ước ao một hạnh phúc gia đình như mình nghĩ, đã được tác giả cho theo một khóa học miễn phí tận trời Anh để biến giấc mơ thành hiện thực, nhưng cái thực đó chỉ càng để khắc khoải thêm những cơn mơ khi trở về nhà.
Chuyện về những phụ nữ thời này giằng xé lựa chọn giữa bổn phận và tình yêu, giữa lối sống hiện đại và nếp sống truyền thống đã là một môtip quen thuộc trong văn chương ta gần đây.
Dương Thụy, tác giả đoạt giải ba cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi hai mươi lần III (tập truyện Hành trình của những người trẻ), góp thêm một nhịp rung cho cơn phập phồng dự cảm và khao khát của những trái tim đàn bà nửa muốn cam phận nửa muốn quẫy lộn bằng một lối viết điềm tĩnh có sự dồn nén. Vẻ như tác giả còn có phần lý trí hơn nhân vật của mình nữa. Giữa
“heroine” (anh thư, nữ anh hùng) và “heroin” (ma túy), nhân vật đã chiều theo tác giả sống đúng tên mình. Như thế là đúng đời hơn chăng? Nhưng những giấc mơ thì vẫn còn đó. Và câu chuyện không phải là giấc mơ.
PHẠM XUÂN NGUYÊN"
Dương Thụy là tác giả nữ Việt Nam trong số 2 tác giả mà Tôi luôn phải tìm để đọc.Luôn yêu mến cách viết của Chị từ thuở Tôi mới 16 tuổi, còn đọc báo Hoa Học Trò.Và vẫn luôn theo dõi, ngấu nghiến từng chút một trong văn của Chị.Thực tế nhưng không kém lãng mạn. Hồn nhiên nhưng không lý thuyết quá cuộc sống. Đó là Dương Thụy. "
--------------------------
Buổi sáng đến, ồn ào từ ngoài phố lẫn trong chính căn nhà của Thư. Đứa con gái hai tuổi rưỡi sau tiếng đồng hồ báo thức tự động ngồi dậy. Nó được mẹ huấn luyện theo kiểu Tây, không lôi thôi, không khóc lóc.
Con bé đánh răng, đi vệ sinh một mình rồi được mẹ thay đồ chỉnh tề ngồi vào bàn chuẩn bị ăn sáng. Thư thường chỉ uống vội ly sữa, cô tận dụng thời gian lúc chồng con ăn sáng để trang điểm.
Cuối cùng thì vẫn chỉ là giấc mơ thôi. Người phụ nữ “tay đeo nhẫn” ước ao được sống là mình, ước ao một hạnh phúc gia đình như mình nghĩ, đã được tác giả cho theo một khóa học miễn phí tận trời Anh để biến giấc mơ thành hiện thực, nhưng cái thực đó chỉ càng để khắc khoải thêm những cơn mơ khi trở về nhà.
Chuyện về những phụ nữ thời này giằng xé lựa chọn giữa bổn phận và tình yêu, giữa lối sống hiện đại và nếp sống truyền thống đã là một môtip quen thuộc trong văn chương ta gần đây.
Dương Thụy, tác giả đoạt giải ba cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi hai mươi lần III (tập truyện Hành trình của những người trẻ), góp thêm một nhịp rung cho cơn phập phồng dự cảm và khao khát của những trái tim đàn bà nửa muốn cam phận nửa muốn quẫy lộn bằng một lối viết điềm tĩnh có sự dồn nén. Vẻ như tác giả còn có phần lý trí hơn nhân vật của mình nữa. Giữa
“heroine” (anh thư, nữ anh hùng) và “heroin” (ma túy), nhân vật đã chiều theo tác giả sống đúng tên mình. Như thế là đúng đời hơn chăng? Nhưng những giấc mơ thì vẫn còn đó. Và câu chuyện không phải là giấc mơ.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Thư đến sở làm đúng tám giờ, ngồi vào bàn bắt đầu check những email đầu tiên. Trông cô thật chuyên nghiệp với bộ váy văn phòng cắt may thật khéo, dáng đi uyển chuyển năng động và thái độ tự tin trong các cuộc họp. Giờ nghỉ trưa, mọi người vẫn thấy Thư ngồi thật tập trung trước máy tính. Đảm nhận vị trí cố vấn pháp luật trong một công ty đa quốc gia, cô thường về đúng năm giờ rưỡi, mặc kệ những manager khác đang còn bận rộn ngồi lại và sẽ tắt máy lúc hơn bảy giờ.
Nhân viên dưới quyền thường kháo nhau Thư rất tham vọng và sẽ còn tiến xa hơn nữa. Ông sếp nước ngoài vốn khó hiểu cũng đôi lần tiết lộ: “Cô ấy có tương lai rất xán lạn”. Mọi người đều tin Thư sẽ là một ứng cử viên nặng ký cho những cơ hội thăng tiến nay mai. Cô thuộc dạng sẽ vượt qua được hết những thử thách khó khăn. Nhưng chỉ có Thư mới biết cô đang đối mặt với những thử thách gì.
Buổi tối, giấc mơ của Thư lại trở về. Thư tỉnh giấc, chồng cô đang trong giấc ngủ mỏi mệt. Cô ước gì anh có thể chia sẻ với mình cảm giác choáng ngợp từ giấc mơ mang lại. Nhưng chồng cô trông bệ rạc quá, mắt nhắm nghiền, thở từng nhịp dài, thân hình thõng ra bất động. Anh đã làm việc căng thẳng từ sáng sớm đến tối mịt nên khi đặt lưng xuống anh không muốn ai quấy rầy, kể cả những giấc mơ. Thư đã rất kinh ngạc khi biết rằng anh hầu như không bao giờ nằm mơ.
Ngày cô quyết định lập gia đình, một nửa bạn bè tiếc nuối, một nửa đồng tình, chép miệng: “Thì cũng phải đến lúc bỏ cuộc chơi...”. Thư cười, cố pha trò một câu: “Cũng đành nhắm mắt dang chân!”. Cô biết mình có thể vượt qua những cuộc thi quyết liệt tuyển nhân viên cấp cao của các công ty chỉ với một câu: “Tôi không ngại thử thách!”.
Thế nhưng cô không vượt nổi áp lực xã hội và những chuẩn mực đã được những con người không nắm giữ cuộc đời cô lập ra. Cô không dám “vượt khỏi vòng lễ giáo” và phải “yêu chay” biết bao những chàng trai tuyệt vời. Cô không dám làm một phụ nữ độc thân khi tuổi đã tròm trèm ba mươi mà phải chọn cho mình một người chồng trên mức trung bình theo chuẩn của xã hội Việt Nam. Cô không dám nói “không!” khi gia đình chồng mong muốn có cháu ngay sau ngày cưới. Và giờ đây cô không dám tỏ thái độ khi mẹ chồng “khủng bố” mỗi ngày về một đứa cháu trai phải được sinh vào năm sau.
+ + +
Ngay hôm đầu tiên đến Cambridge, Thư nôn nóng đi bộ ra trung tâm dạo một vòng tham quan thành phố. Chiều chủ nhật thật yên tĩnh, những ngôi trường vắng lặng vươn cao những ngọn tháp đẹp kiêu hãnh. Bóng dáng bọn sinh viên trẻ trung lượn lờ trong những con phố hẹp được lát đá công phu. Thư thuê xuồng, dạo trên dòng sông Cam êm đềm chảy vắt qua những college (1) cổ xưa.
Giọng người chèo xuồng ấm áp sau lưng: “Đây là Queen college, Saint Catherine college, King"s college, Trinity college, Saint John"s college...”. Cô lặng người ngắm thiên nhiên đang vào xuân, cỏ cây đổi sang màu xanh tràn đầy sức sống, hoa mọc khắp nơi rực rỡ muôn màu, trời trong lành man mác lạnh. Cambridge nên thơ và dịu dàng quá với sắc màu thiên nhiên hiền hòa mà sang trọng hiếm có, với những ngôi trường tồn tại đã mấy trăm năm, sừng sững như những tòa lâu đài quyền quí.
Dù đã đi qua nhiều thành phố châu Âu, Cambridge vẫn đang làm Thư xúc động đến nghẹn thở. Cô thấy mình may mắn biết bao nhiêu. Thật xứng đáng với tất cả công sức Thư đã bỏ ra để thực hiện giấc mơ hằng đêm luôn ám ảnh cô. Thư đã truy tìm trên Internet trong suốt thời gian đồng nghiệp ngủ trưa cả năm nay để có được khóa học miễn phí này. Rồi quá trình thuyết phục sếp cho vắng mặt ba tháng trong công ty cũng thật căng thẳng. Và cuối cùng là một cuộc “cách mạng lớn” với gia đình chồng để họ cho phép Thư đem con gái về bên ngoại chăm sóc và “tạm hoãn” chuyện có tiếp một đứa con trai nối dõi tông đường.
- Lần đầu cô đến Cambridge phải không? - Người chèo xuồng cất giọng hỏi - Cô đi du lịch hay đến đây học?
- Cả hai!
Thư ngoái đầu lại nhìn, giờ cô mới nhận ra người chèo xuồng trông còn rất trẻ với khuôn mặt thư sinh rất khôi ngô. Anh cười với Thư thân thiện, tự giới thiệu mình tên Tom.
- Giống con mèo Tom trong Tom và Jerry phải không? - Thư bật cười - Con gái tôi rất mê mèo Tom, nó nói chuột Jerry tuy thông minh nhưng ác!
- Cô có con rồi sao? - Tom sửng sốt - Trông cô trẻ quá!
- Cảm ơn! - Thư thấy thật phấn chấn - Anh đoán tôi bao nhiêu?
- Cô giống sinh viên - Tom lúng túng - Tôi không đoán nổi đâu, thường người châu Á trông trẻ lắm...
Lúc Thư lên bờ và nói tạm biệt với Tom, cô cho biết mình tên Anh Thư, tức là “nữ anh hùng”. Nếu không nhớ được tên cô, anh chỉ cần gọi “Heroine” (2). Tom cười: “Chúng ta sẽ còn gặp nhau sao?”. Thư gật đầu: “Tôi nghĩ như vậy!”. Cô đi bộ về nhà trọ, bà chủ nhà gốc Ấn Độ đang chờ cô cùng ăn tối.
+ + +
Thư bật đèn ngồi dậy nhìn ra bầu trời đêm. Chồng cô giờ này chắc đang bận rộn ở công ty. Những ngày đầu cưới nhau, dẫu là một cuộc hôn nhân có lý trí can thiệp Thư vẫn biết mình yêu và kính trọng anh thật nhiều. Nhưng cô không ngờ người đàn ông tưởng rất mạnh mẽ như cây tùng cây bách cho cô dựa ấy lại không chịu nổi áp lực từ gia đình mình, họ dè bỉu anh chiều vợ thái quá sẽ làm cô “hư”, chê anh “yếu” không đủ sức áp chế vợ, lên án anh bất hiếu không đòi vợ có nghĩa vụ sinh một đứa con trai.
Cô thất vọng biết bao những khi đuối lý anh chỉ biết ngụy biện: “Dù sao, anh cũng là chồng! Dù sao, đó cũng là mẹ chồng của em. Dù sao, em vẫn đang sống ở Việt Nam...”. Chồng cô đã trốn chạy những khi Thư nhắc lại trước lúc cưới nhau anh luôn hứa sẽ không để cuộc sống bận rộn của gia đình làm cản bước tiến nghề nghiệp. Anh đã cho cô niềm tin mình sẽ được ủng hộ nếu muốn tiếp tục vươn lên.
“Nếu xã hội luôn tạo cơ hội cho người chồng được thăng tiến - Thư cáu - không có lý gì để người vợ chịu thiệt thòi trên con đường sự nghiệp”. Chồng cô ngày càng lao vào công việc, anh trốn tránh những cuộc tranh luận đòi hỏi “quyền bình đẳng thật sự” của vợ. Và Thư chán nản nhận ra anh cũng tránh luôn những giờ phút đầu ấp tay gối. Họ dần xa nhau...
+ + +
Mỗi ngày bà Asuri làm cho Thư một suất ăn sáng theo kiểu Anh gồm xúc xích chiên, trứng ốpla, một lát thịt nguội, một trái cà chua, dăm tai nấm xào và một muỗng lớn đậu trắng. Cô cố gắng ăn thêm hai lát bánh mì nướng và uống một ly trà sữa rồi thong thả đi bộ từ nhà đến trường, băng qua những con phố hẹp, những ngôi nhà nhỏ xinh, một công viên đang mùa hoa nở vào đầu xuân và những ngôi trường cổ kính hàng thế kỷ.
Thư luôn thấy hạnh phúc được bách bộ trong tiết trời dễ chịu, kể cả nếu có phải che dù dưới cơn mưa xuân nhẹ nhàng. Buổi trưa cô không ăn gì vì bữa English breakfast của bà Asuri vẫn còn đầy trong bao tử. Tối về Thư lại ăn cùng bà, thường là một chén xúp nóng và các món cá nấu với rau củ. Asuri kể lể những bất công trong xã hội Ấn Độ còn Thư lên án thân phận thua thiệt của phụ nữ Việt Nam.
Ăn xong bà Asuri phải dọn dẹp còn Thư đủng đỉnh lên phòng mình, bật tivi xem đủ thứ kênh rồi mở tiểu thuyết ra đọc trước khi chìm vào giấc ngủ thoải mái. Quả là một giai đoạn đẹp trong cuộc đời: không công việc, không phục vụ chồng con và cả không áp lực từ gia đình chồng. Khóa học không có gì thử thách, những buổi thảo luận nhẹ nhàng, các giáo viên nhiệt tình và bạn bè đều là dân luật, thân thiện đến từ khắp nơi.
Một buổi trưa không có giờ học, đang rảo bước trong hành lang vắng lặng của viện bảo tàng, ai đó hét to: “Ma túy! Ma túy!” (2) làm Thư chột dạ. Cô bỏ đi thật nhanh ra lối cổng chính nhưng có tiếng chân người đuổi theo rầm rập xuống cầu thang gỗ. Thư kinh sợ bỏ chạy nhưng không đủ nhanh để thoát khỏi một dáng người vội vã chụp vai cô lại.
- Xin chào! Tôi nè! Làm gì chạy dữ vậy? Không phải cô tên Heroin sao?
- Anh...? - Thư chợt nhận ra “anh lái đò” trên dòng sông Cam - Tom! Hôm nay không làm việc hả?
- Có chứ! - Tom vui vẻ vì đã được nhận ra - Tôi làm việc ở đây!
- Ở viện bảo tàng sinh vật? - Thư nhíu mày - Không chèo xuồng chở khách du lịch sao?
- À! - Tom bật cười - Đó chỉ là việc bán thời gian kiếm thêm chút đỉnh. Công việc chính của tôi là nghiên cứu... bướm.
Thư còn đang ngơ ngác Tom đã kéo tay cô đến bên quầy trưng bày những con bướm đủ kiểu. Anh nói thiên nhiên đã ưu đãi cho giống côn trùng này thật nhiều đặc ân, đến mức con người phải ganh tị vì bộ cánh loài bướm thật phong phú đến diệu kỳ. Tom khoe thêm: “Tôi đang làm nghiên cứu sinh về bướm!”. Thư kinh ngạc: “Có nghĩa anh sẽ là tiến sĩ... bướm của Đại học Cambridge?”. Tom gật đầu tự hào còn Thư đang ôm bụng cố nén không bật lên cười một cách vô duyên.
Tối đó cô có cớ ra khỏi nhà sau một tuần ở Cambridge đi ngủ sớm. Bà Asuri thấy Thư diện áo váy lộng lẫy, thắc mắc cô đi chơi với ai. Thư lắc đầu không đáp, làm ra vẻ bí mật. Trong đời cô chưa bao giờ được tiếp cận với một nhà côn trùng học, một người bỏ thời giờ và công sức của mình chỉ để cả đời say mê về những con vật bé tí.
Nhưng buổi tối hôm đó Tom không nhắc gì đến những con bướm, anh kể mình người Hà Lan, sang Anh theo học bổng của chính phủ nước này được một năm rồi. Tom vui tính và hồn nhiên với những câu chuyện cười kiểu Mr.Bean, có phần nhạt nhẽo so với một người luôn tự hào mình có lối suy nghĩ chiến lược như Thư. Tuy nhiên cô cũng bật cười hưởng ứng chàng trai dễ thương.
Đến lần hẹn thứ ba trong một câu lạc bộ sinh viên, Tom tự nhiên chào: “Hello, darling!” (3) khi vừa gặp Thư. Bà Asuri cũng hay gọi cô là “my darling” nên cô tự trấn tĩnh, nghĩ không có gì ầm ĩ chừng nào “tiến sĩ bướm” chưa gọi cô là “my love”.
Thế nhưng ngay tối đó, khi mở cửa cho Thư về lúc đã muộn, Asuri nhắc nhở: “Lần sau nhớ lấy theo chìa khóa nhé, my love!”. Thư vô cùng bối rối, cô nhận ra bên Anh người ta gọi nhau loạn xạ bằng những từ âu yếm mà không nhất thiết phải yêu đương gì. Đã thế, cô không có gì phải dè chừng Tom, cứ để anh thoải mái. Nhưng Thư biết thật ra chính cô mới đang thoải mái. Cô thích vẻ hồn nhiên của chàng trai, nụ cười trẻ thơ trên đôi môi duyên dáng hay làm cô thở dài và ánh mắt tinh nghịch của Tom cứ ám ảnh Thư.
Anh nhiệt tình đưa cô đi chơi khắp nơi, sang Oxford, ghé Stonehence, đến London vào những ngày cuối tuần. Thỉnh thoảng Tom mời Thư về căn hộ nhỏ nấu nướng những món Hà Lan và cô trổ tài đãi anh những món Việt. Thư “enjoy” những thời điểm bên Tom đầy phấn khích. Ngoài anh ra cô không giao du với các bạn học cùng khóa dù họ chung nghề nghiệp và cùng một lối “suy nghĩ chiến lược” của dân luật.
- Tom! Thử nghiêm túc một chút nhé! - Thư dò hỏi - Anh tính cả đời đi theo mấy con bướm đủ màu như vậy hoài sao? Rồi anh sống bằng gì? Làm “lái đò” kiếm chút bạc cắc hay làm bồi phục vụ trong những quán bar? Không vợ con gì sao?
- Không phải chính em đang cố thoát ra cuộc sống tẻ nhạt của một người có gia đình để tìm về với giấc mơ được tiếp tục học hỏi, được theo đuổi những gì mình đam mê trong một cuộc sống ung dung tự tại sao?
- Nhưng... - Lần đầu tiên Thư nhận ra Tom không hề hồn nhiên như cô tưởng - Em cũng chỉ cố thoát ra cuộc sống tự do trong một khoảng thời gian ngắn, rồi sẽ phải quay về với những nghĩa vụ của mình. Như vậy an toàn hơn, bền vững hơn...
- Em sống cho hạnh phúc của riêng mình hay của những người khác cảm nhận giùm mình? - Tom nghiêm túc hỏi - Nếu chỉ có nghĩa vụ, em còn hạnh phúc không? Và nếu đã không hạnh phúc thì an toàn và bền vững để làm gì?
- Tom - Thư tuyệt vọng kêu lên - Đừng cực đoan quá chứ! Em cũng muốn được “ung dung tự tại” như anh, nhưng...
- Em không can đảm tí nào, darling! - Tom nhìn Thư buồn bã - Vậy sao tên “nữ anh hùng”? Tôi thích em là “ma túy” hơn, em có khả năng làm cho người ta nghiện đó!
Thư nghiêm mặt: “Đừng, Tom!” nhưng anh đã ôm lấy vai Thư và dịu dàng đặt vào môi cô một nụ hôn đắm đuối. Thư không đủ can đảm như Tom vừa nhận xét, cô không thể đẩy anh ra và kinh ngạc nhận ra chính Tom mới là “ma túy” làm cô không dứt nổi. Gần ba tháng qua, dù cận kề bên nhau và có những thời điểm thân mật đủ để Tom vượt qua ranh giới của một tình bạn, anh đã cố không làm một người “tay đeo nhẫn” như Thư phải bối rối. Nhưng rồi chuyện gì đến đã không thể không đến...
+ + +
Bà Asuri nhìn Thư không nuốt nổi buổi ăn sáng theo kiểu Anh. Cô càu nhàu thức ăn nhiều quá rồi bực bội uống ly trà sữa chưa kịp nguội đến mức phải buông cái tách vỡ vụn trên sàn nhà. Thư im lặng ôm lấy miệng. Môi cô bỏng rát và nước mắt ràn rụa. Bà Asuri vẫn không ngừng quan sát cô. Bà lặng lẽ cúi xuống gom những mảnh sứ mong manh lại.
“Nhanh thật, mới đây mà em sắp phải rời Cambridge rồi - cuối cùng Asuri cũng lên tiếng - Hẳn con tim em đang tan vỡ như cái tách này?”. Thư ngạc nhiên nhìn bà chủ nhà, chưa bao giờ bà nói chuyện theo kiểu trừu tượng như vậy. Cô đính chính: “Chỉ rạn vỡ thôi!”. Asuri mỉm cười: “Tiếng Anh của em chuẩn xác quá! Tôi vẫn thường hâm mộ em, darling!”. Thư bắt đầu mất bình tĩnh, cô hỏi thẳng: “Ý bà là gì?”. Asuri lại cười, một nụ cười rất “thiền” của người đàn bà trung niên gốc Ấn.
Bà chậm rãi nói như thể tiếng Anh không lưu loát lắm: “Tôi hâm mộ người biết biến giấc mơ thành hiện thực như em, darling. Còn tôi, em thấy rồi đó, tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt trong căn nhà cho thuê này, từ việc nấu buổi sáng, dọn phòng, chùi cầu tiêu cho đến thức khuya mở cửa cho khách. Chồng tôi chẳng mó tay vào việc gì.
Ở Anh mấy tháng qua em có thấy những người đàn bà Trung Á mặc áo choàng đen che kín từ đỉnh đầu đến gót chân, những phụ nữ châu Phi luôn gằm mặt đi sau lưng chồng, những cô gái Trung Hoa chỉ có thể kết hôn với người cùng chủng tộc? Dù sống ở một đất nước tự do luôn đề cao nữ quyền, chúng tôi đã không thoát được xiềng xích vô hình của những lề thói trói buộc phụ nữ.
Có những phụ nữ bị ngược đãi, bị bạo hành, thậm chí bị giết chết. Luật pháp Anh che chở cho chúng tôi, nhưng chính bản thân chúng tôi không đủ sức bảo vệ cho chính mình. Chúng tôi cũng có những giấc mơ, rồi thất vọng với hiện thực và cuối cùng là không mơ mộng gì nữa. Mỗi đêm tôi ngồi thiền hai tiếng để đầu óc được trống rỗng, để đừng mơ và đừng dằn vặt vì những giấc mơ của mình!”.
Thư ngồi im lắng nghe, cuối cùng cô đứng lên chuẩn bị đi học buổi cuối. Thư yêu biết bao nhiêu đoạn đường này, những con phố hẹp, những ngôi nhà nhỏ xinh, một công viên đầy hoa và những ngôi trường cổ kính hàng thế kỷ. Cô sẽ nhớ Cambridge, nhớ những chiếc xuồng trôi lững lờ trên sông Cam và nhớ người con trai có nụ cười trẻ thơ dám sống đời ung dung tự tại.
Tom đưa Thư ra phi trường Heathrow, lúc nắm tay nhau lần cuối nói lời tạm biệt, anh tặng cô chiếc hộp vuông đựng những con bướm nhỏ xinh nằm ngoan ngoãn. “Quà cho con gái, nói của mèo Tom tặng! - Tom cười tinh nghịch - Và cố làm sao cho nó có ngày được vào Đại học Cambridge!”.
Thư bất ngờ, cô chưa kịp cảm ơn, Tom đã vội vã nói tiếp: “Mẹ tôi rất đẹp, thông minh và năng động. Ngày trước bà cũng có nhiều giấc mơ... Không có mẹ, tôi đã không thể thực hiện trọn vẹn niềm đam mê của mình!”. Thư im lặng lắng nghe, và anh tiếp tục thổ lộ: “Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã thấy em thật giống mẹ tôi hồi trẻ!”. Thư lặng người, cô để Tom cúi xuống hôn nhanh lên môi mình, thì thầm: “Hãy cho con gái thật nhiều ước mơ, và cả em nữa, darling!”.
+ + +
Thư vẫn thường có những giấc mơ, những buổi trưa không ngủ lang thang trên mạng, những niềm vui bên đứa con gái nhỏ xinh và người chồng trầm tĩnh. Cả nhà đi chơi thật nhiều để tận hưởng những giờ phút thư giãn, thoát khỏi những ràng buộc vô hình để can đảm sống cho chính mình. Thỉnh thoảng cô mơ thấy những con bướm đủ màu bay chấp chới trên dòng sông Cam, rồi nhẹ nhàng đậu lên ngọn tháp đẹp kiêu hãnh của ngôi trường cổ kính hàng thế kỷ. Đâu đó trong làn sương mù Cambridge buổi sớm mai, vọng lại tiếng ai gọi “Heroine” âu yếm, thật gần...
Truyện ngắn của DƯƠNG THỤY
"Cuối cùng thì vẫn chỉ là giấc mơ thôi. Người phụ nữ “tay đeo nhẫn” ước ao được sống là mình, ước ao một hạnh phúc gia đình như mình nghĩ, đã được tác giả cho theo một khóa học miễn phí tận trời Anh để biến giấc mơ thành hiện thực, nhưng cái thực đó chỉ càng để khắc khoải thêm những cơn mơ khi trở về nhà.
Chuyện về những phụ nữ thời này giằng xé lựa chọn giữa bổn phận và tình yêu, giữa lối sống hiện đại và nếp sống truyền thống đã là một môtip quen thuộc trong văn chương ta gần đây.
Dương Thụy, tác giả đoạt giải ba cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi hai mươi lần III (tập truyện Hành trình của những người trẻ), góp thêm một nhịp rung cho cơn phập phồng dự cảm và khao khát của những trái tim đàn bà nửa muốn cam phận nửa muốn quẫy lộn bằng một lối viết điềm tĩnh có sự dồn nén. Vẻ như tác giả còn có phần lý trí hơn nhân vật của mình nữa. Giữa
“heroine” (anh thư, nữ anh hùng) và “heroin” (ma túy), nhân vật đã chiều theo tác giả sống đúng tên mình. Như thế là đúng đời hơn chăng? Nhưng những giấc mơ thì vẫn còn đó. Và câu chuyện không phải là giấc mơ.
PHẠM XUÂN NGUYÊN"
Friday, April 9, 2010
Thursday, April 8, 2010
Wednesday, April 7, 2010
Phật cũng dạy rằng : Nếu bạn yêu thương bản thân mình một cách sâu sắc và cố gắng tìm hiểu chính mình bạn sẽ sẵn sàng để yêu thương người khác, thậm chí còn sâu sắc hơn. Một người không biết mình là ai thì không thể yêu thương người khác một cách sâu sắc được. Nếu bạn sống hời hợt thì mọi mối quan hệ của bạn cũng chỉ là bề mặt. Nếu bạn sống sâu sắc thì mối quan hệ của bạn cũng không kém phần sâu sắc.
Tuesday, April 6, 2010
Có nữ lập trình viên viết một chương trình nhỏ. Cô đưa ra các tham số sau : Đẹp trai = 1, xấu trai =-1 . Chung thủy = 2, đa tình =-2.Nghèo =3, giàu = -3.Đã có vợ =0. Kết quả như sau : Đẹp trai + chugn thủy =Nghèo. Chung thủy + Giàu = Xấu trai .Nghèo + xấu trai =Chung thủy .Đẹp trai +chung thủy +giàu = Đã có vợ. :)
Monday, April 5, 2010
Sunday, April 4, 2010
Thursday, April 1, 2010
Subscribe to:
Posts (Atom)